VÌ SAO KHÔNG NÊN BÓN PHÂN CHUỒNG TƯƠI
Phân chuồng là một loại phân bón hữu cơ có giá trị cao, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho cây trồng, giúp cây sinh trưởng và phát triển tốt. Tuy nhiên, việc bón phân chuồng tươi cho cây trồng mà chưa qua xử lý cho phân hoai mục, có thể gây ra nhiều tác hại cho rễ cây, ảnh hưởng đến sinh trưởng và phát triển, ảnh hưởng đến năng suất và chất lượng nông sản.
Những tác hại của việc bón phân chuồng tươi (chưa phân huỷ hoai mục) cho cây trồng:
- Cây trồng dễ hư hại bộ rễ: Khi bón phân chuồng tươi vào đất, các vi sinh vật có sẵn sẽ tiến hành phân huỷ phân chuồng mạnh, quá trình này sinh ra nhiệt (phát nhiệt), gây ảnh hưởng xấu đến bộ rễ, nhất là phần chốp rễ, rễ lông hút..
- Cây trồng bị nhiễm bệnh: Phân chuồng tươi chứa nhiều bào tử ngủ nghỉ của nấm, xạ khuẩn, vi khuẩn gây bệnh cho cây trồng... Khi bón phân chuồng tươi cho cây trồng, các loại mầm bệnh này có thể xâm nhập vào rễ cây, gây ra các bệnh như héo rũ, thối rễ...
- Cây trồng bị ngộ độc: Phân chuồng tươi còn chứa nhiều chất độc hại ở nồng độ cao, như ammoniac, hydro sunfua,... Những chất này có thể gây ngộ độc cho cây trồng, khiến cây bị vàng lá, rụng lá,...
- Năng suất và chất lượng nông sản suy giảm: Khi bón phân chuồng tươi cho cây trồng, các chất dinh dưỡng trong phân chuồng chưa được kích hoạt phân giải thành chất dễ hấp thu, khiến cây trồng không hấp thụ được tốt. Nên dẫn đến năng suất và chất lượng nông sản không ổn định…
- Môi trường bị ô nhiễm: Phân chuồng tươi có mùi hôi thối, khi bón trực tiếp cho cây trồng có thể gây ô nhiễm môi trường xung quanh…làm phát tán mùi hôi thối, thu hút ruồi nhặn. Ngoài ra còn một số mầm bệnh có thể lây lan cho người như giun sán, salmonella……
Vì thế chúng ta không nên bón phân chuồng tươi cho cây trồng
Để hạn chế những tác hại của việc bón phân chuồng chưa phân huỷ, bà con cần phải ủ phân chuồng trước khi bón cho cây trồng. Tuy nhiên, bà con cần chú ý phải ủ phân chuồng đúng cách, để tránh gây hại cho cây trồng và môi trường.
--> TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ