TẦM QUAN TRỌNG CỦA PHÂN BÓN HỮU CƠ
Phân bón hữu cơ là loại phân bón được sản xuất từ nguồn nguyên liệu hữu cơ.
Chất hữu cơ đóng vai trò vô cùng quan trọng đối với tất cả quá trình xảy ra trong đất và liên quan chặt chẽ tới tính chất lý, hoá và sinh học của đất, tác động cụ thể như sau:
1.Cải thiện tính chất đất:
a.Tác động về lý tính đất:
- Phân hữu cơ có tác dụng cải thiện trạng thái kết cấu đất, các keo mùn gắn các hạt đất với nhau tạo thành những hạt kết tốt.
- Phân hữu cơ có tác dụng làm đất tơi xốp, thông thoáng khí Oxy giúp rễ hô hấp tốt, giữ ẩm cho đất, tăng khả năng chống hạn cho cây trồng. Giúp nước thấm trong đất thuận lợi, đất thoát nước tốt, cải thiện tình trạng ngập úng. Hạn chế đóng váng bề mặt, hạn chế chảy tràn, rửa trôi chất dinh dưỡng, tránh sự xói mòn, ổn định nhiệt độ đất…
- Trên đất sét nặng, việc bón phân hữu cơ làm đất tơi xốp sẽ giúp rễ cây trồng phát triển tốt, tăng cường sự hấp thu dinh dưỡng cho cây.
- Trên đất cát, việc bón phân hữu cơ giúp đất giữ nước và dinh dưỡng tốt hơn, giúp bộ rễ cây trồng phát triển tốt.
- Trên đất thịt, việc bón phân hữu cơ sẽ làm tăng độ phì, làm giàu dưỡng chất cho đất, cây phát triển khoẻ mạnh, cân đối hơn.
b.Tác động về hoá tính đất:
- Chất hữu cơ xúc tiến các phản ứng hoá học, ổn định pH, cải thiện điều kiện oxy hoá, gắn liền với sự di động và kết tủa của các nguyên tố vô cơ trong đất.
- Chất hữu cơ làm tăng khả năng hấp thụ của đất, giữ được các chất dinh dưỡng, đồng thời làm tăng tính đệm của đất.
c. Tác động về tính sinh học đất:
- Trong quá trình phân giải, phân hữu cơ cung cấp thêm thức ăn cho sinh vật, vi sinh vật, bởi các chất khoáng và hữu cơ, nên khi vùi phân hữu cơ vào đất, tập đoàn vi sinh vật và sinh vật trong đất phát triển nhanh, giun đất cũng phát triển mạnh.
- Tạo điều kiện thuận lợi cho các sinh vật, vi sinh vật hoạt động tốt trong đất, giúp cây trồng phát triển tốt. Góp phần đẩy mạnh quá trình phân giải các hợp chất vô cơ, hữu cơ thành nguồn dinh dưỡng dễ tiêu N, P, K, trung, vi lượng … để cây trồng hấp thu; đồng thời giảm thiểu các tổn thất do hiện tượng bay hơi, rửa trôi gây ra.
- Tăng cường sự hoạt động của sinh vật, vi sinh vật trong đất; là tăng cường "Sức khỏe" của đất. Đất sẽ trở thành “đất chết” nếu hệ sinh vật và vi sinh vật đất không hoạt động được.
2. Cung cấp dinh dưỡng cho đất và cây trồng:
- Phân hữu cơ bổ sung cho đất một lượng lớn chất hữu cơ, chất mùn, giúp tăng độ phì nhiêu cho đất, giúp giảm lượng phân bón hóa học.
- Chất hữu cơ đất (kể cả các chất mùn và ngoài mùn) đều chứa một lượng khá lớn các nguyên tố dinh dưỡng: N, P, K, S, Ca, Mg và các nguyên tố vi lượng, siêu vi lượng... Những nguyên tố này được giữ một thời gian dài trong các chất hữu cơ, vì vậy chất hữu cơ vừa cung cấp dưỡng chất thường xuyên vừa phải và là kho dự trữ dinh dưỡng lâu dài của cây trồng cũng như sinh vật và vi sinh vật đất.
- Chất hữu cơ còn là nguồn cung cấp thêm CO2 cho cây trồng quang hợp.
- Chất hữu cơ chứa một số chất có hoạt tính sinh học (chất sinh trưởng tự nhiên, men, vitamin…) kích hoạt sự phát sinh và phát triển của bộ rễ, làm nâng cao tính thẩm thấu của màng tế bào, giúp rễ hút dinh dưỡng hiệu quả hơn…
- Hoạt động của sinh vật và vi sinh vật sẽ góp phần cung cấp nguồn dinh dưỡng tổng hợp cho đất, làm dinh dưỡng trở thành dạng dễ hấp thu.
- Phân hữu cơ cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho cây trồng như: đạm, lân, kali, các nguyên tố trung, vi lượng, các kích thích tố sinh trưởng, các vitamin cho cây.
3. Chất hữu cơ có tác dụng bảo vệ đất:
- Chất hữu cơ chứa các hợp chất kháng sinh cho thực vật chống lại sự phát sinh sâu, bệnh và là môi trường rất tốt làm tăng hoạt tính của hầu hết vi sinh vật đất.
- Phân hữu cơ giúp tăng cường sự hoạt động phân giải của vi sinh vật, là xúc tác cho sự phân giải các thuốc bảo vệ thực vật tồn dư trong đất.
- Cố định các kim loại nặng và các chất gây ô nhiễm trong đất, làm giảm mức độ dễ tiêu của các chất độc này gây ra ảnh hưởng xấu cho cây trồng.
- Bón phân hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất, khi bị chua hóa đột ngột do ảnh hưởng của bón phân hóa học, sẽ tác động cân bằng làm đất ít chua hơn.
- Bón phân hữu cơ còn làm tăng khả năng chống chịu của đất, khi bị hạn và hiện tượng xâm nhập mặn gây ảnh hưởng xấu cho cây trồng. Chất hữu cơ sẽ góp phần cố định Na, Cl tác động làm giảm độc tính của muối.
- Phân hữu cơ gia tăng chất mùn cho đất, tăng khả năng giữ dinh dưỡng cho đất, tăng khả năng điều chỉnh của đất khi bón dư thừa phân hóa học, khắc phục các ảnh hưởng xấu như cháy lá, cháy rễ và đổ ngã …
4. An toàn cho môi trường:
- Không gây ô nhiễm môi trường, giúp an toàn cho môi trường sống, đất sạch, nước sạch, không khí trong lành; an lành cho sự sống của con người và vật nuôi (gia súc, gia cầm, cá tôm…).
- Phân hữu cơ giúp nâng cao năng suất, chất lượng nông sản, giúp cung cấp được sản phẩm, thực phẩm an toàn cho con người và vật nuôi...
Thực trạng sức khỏe của đất đang canh tác ngày nay:
Độ phì nhiêu của đất có biểu hiện rõ ràng nhất là hiện tượng giảm sút hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cùng với sự mất mát nhanh chóng các chất dinh dưỡng cần thiết cho cây trồng ở dạng vô cơ, nhất là các nguyên tố vi lượng…Đã làm nghèo đất canh tác, đưa đến cây trồng suy kiệt nhanh chóng, mau lão hóa, năng suất và chất lượng suy giảm…
Sự cần thiết phải bón phân hữu cơ:
Phân hữu cơ có ưu điểm là chứa đầy đủ các nguyên tố đa, trung, vi lượng mà không một loại phân khoáng nào có được. Ngoài ra phân hữu cơ cung cấp chất mùn làm kết cấu của đất tốt lên, tơi xốp lên, bộ rễ phát triển mạnh, hạn chế mất nước trong quá trình bốc hơi nước từ mặt đất, chống được hạn và xói mòn đất.
Trước tình hình thoái hóa đất của chúng ta như hiện nay, vấn đề đặt ra là phải canh tác hợp lý, duy trì, bảo vệ và cải thiện hàm lượng hữu cơ trong đất là rất cần thiết, do đó nên thực hiện:
- Biện pháp thường xuyên và có hiệu lực nhất hiện nay là tăng cường sử dụng các loại phân bón có chứa hữu cơ.
- Biện pháp canh tác đi kèm với việc bón phân hữu cơ: Thực hiện thường xuyên biện pháp như: cày bừa, xới xáo, tưới tiêu… hợp lý và kịp thời, để đất luôn có độ ẩm thích hợp. Nhằm giúp sinh vật, vi sinh vật và cây trồng sống trong cộng đồng cộng sinh an lành nhất.
Nhận định sự quan trọng và rất cần thiết đối với sản phẩm phân bón hữu cơ, nhằm phục vụ cho nền nông nghiệp xanh và bền vững, nên Công ty RVAC đã tham gia cung ứng vào thị trường, các sản phẩm phân hữu cơ như:
1. PHÂN BÓN HỮU CƠ RVAC TNC-ROOT1: phân hữu cơ khoáng.
- Thành phần đăng ký: chất hữu cơ =23%, Đạm tổng số =3%, Lân hữu hiệu =5%, Kali hữu hiệu= 3%, Độ ẩm= 23%, pHH2O = 5.
- Là sản phẩm hữu cơ đa năng, sử dụng tốt cho mọi loại cây trồng, có thể bón lót, bón thúc và mọi giai đoạn chăm sóc đều hiệu quả tốt. Đặc biệt người sử dụng rất chuộng bón chăm sóc cây con trong vườn ươm sản xuất cây giống, bón cho hoa kiểng, rau màu quanh nhà rất an toàn.
2. PHÂN BÓN HỮU CƠ RVAC GROWPLANT: phân hữu cơ Cá.
- Thành phần đăng ký: chất hữu cơ = 22%, tỷ lệ C/N = 3, Đạm tổng số = 3%, Lân hữu hiệu =1%, Kali hữu hiệu= 3%. Độ ẩm= 30%, pHH2O = 5.
- Là dạng phân hữu cơ được sản xuất từ cá, được người sử dụng khu vực miền Đông và Tây Nguyên ưa chuộng trong thời gian qua, trong việc bón chăm sóc trên rau màu, hoa kiểng được trồng sản xuất đại trà.
3. PHÂN BÓN HỮU CƠ RVAC ORGANIC: phân hữu cơ Cút.
- Thành phần đăng ký: chất hữu cơ 25%, tỷ lệ C/N=12, Độ ẩm= 30%, pHH2O = 5.
- Là dạng phân hữu cơ thời gian qua đã góp phần phục hồi vườn sầu riêng bị ảnh hưởng hạn mặn tại Tiền Giang. Sản phẩm được người làm vườn chọn bón lót, bón chăm sóc cho cây ăn trái như: sầu riêng, xoài, thanh long, mít, vú sữa, cây có múi…
4. PHÂN BÓN HỮU CƠ VI SINH RVAC MICROFER 201: phân hữu cơ vi sinh phân giải xenlulose.
- Thành phần đăng ký: chất hữu cơ = 23%, tỷ lệ C/N=12, vi sinh vật phân giải xenlulose =1x105 CFU/g, Độ ẩm= 30%, pHH2O = 5.
- Đây là sản phẩm phù hợp cho việc bón lót trên ruộng lúa, bón chăm sóc trên vườn cây lâu năm, vì sản phẩm có vi sinh vật phân huỷ xenlulose, sẽ góp phần phân huỷ xác bã thực vật còn lại trên đất.
Nói chung 4 dạng phân hữu cơ trên phù hợp cho việc chăm sóc tất cả các loại cây trồng, từ rau màu, hoa kiểng, cây lương thực, cây ăn trái và cây công nghiệp.
Là phân hữu cơ thích hợp cho bón lót, bón thúc chăm sóc định kỳ, chăm sóc sau thu hoạch, chăm sóc phục hồi…
Chúng ta cũng có thể ứng dụng sáng tạo bằng cách bón xen kẻ các loại phân hữu cơ trên, cho những lần chăm sóc khác nhau, cũng góp phần cung cấp đa dạng hoá dưỡng chất trong đất. Góp phần làm phong phú tập đoàn sinh vật và vi sinh vật hữu ích trong đất, cuối cùng là làm đất phì nhiêu, phục hồi sức sống xanh… theo xu hướng thời đại, vì “Nền nông nghiệp hữu cơ bền vững”./.