QUI TRÌNH TRỒNG KHOAI MỠ
(Dioscorea alata L.) trên đất phèn
Khoai mỡ hay còn gọi khoai ngọt là loại cây ăn củ dễ trồng, có thể trồng được trên hầu hết các loại đất. Hiện nay, cây khoai mỡ là cây thực phẩm chủ lực trên đất phèn vùng Đồng Tháp Mười.
Trồng khoai mỡ trên vùng Đồng Tháp Mười, cần lưu ý các yếu tố sau:
1. Thời vụ:
Phụ thuộc nhiều vào thời gian ngập lũ hàng năm, nhưng ngày nay lũ không còn. Thông thường thời vụ chính, được tiến hành như sau:
Ươm giống vào tháng 8, 9, 10dl trồng vào tháng 9,10,11dl.
Tuy nhiên thận trọng mực nước lên xuống theo triều, hoặc mưa nhiều gây ngập liếp, cần chủ động điều kiện tiêu thoát nước tốt...
2. Giống:
1/. Giống khoai mỡ: Hiện có 4 giống được trồng phổ biến.
- Tím than: củ dài 20 - 30 cm, thịt củ có màu tím từ 80-90% củ, phẩm chất dẻo, bùi, phù hợp thị hiếu người tiêu dùng, năng suất 15 - 18 tấn/ha.
- Tím bông lau: củ dài 20 - 40 cm, thịt củ tím đến tím nhạt có bông trắng chiếm từ 30 -60% củ, phẩm chất dẻo, năng suất từ 18 - 20 tấn/ha.
- Trắng Mộng Linh: củ dài 20 - 40 cm thịt củ trắng đến trắng ngà, phẩm chất dẻo, nở, không phù hợp thị hiếu người tiêu dùng nội địa. Thích hợp cho chế biến xuất khẩu, năng suất 20 -25 tấn/ha.
- Tím thơm: (khoai dứa) trồng nhiều ở Trà Vinh, Vĩnh Long, củ dạng nhỏ hơi tròn, thịt củ màu tím như tím than, dẻo có mùi thơm lá dứa, năng suất từ 7 - 10 tấn/ha.
2/.Ươm giống :
2.1.Chọn giống :
Chọn củ có thời gian sinh trưởng từ 5 - 6 tháng tuổi, đạt từ 1kg - 2kg/củ trở lên, không xây xát, không sâu bệnh. Tồn trữ trong kho vựa thoáng khí trước khi ươm trồng...
2.2.Cách xử lý giống:
Để phòng ngừa chuột và bệnh mục đầu khoai cần xử lý trước khi ươm giống. Củ khoai giống sau khi thu hoạch, cần làm sạch đất, loại bỏ rễ; cho nhúng vào dung dịch Supracide lượng 15ml/20lít nước..., ngâm trong 20 phút, chất vào kho vựa từ 5 - 6 lớp, độ cao cách nóc kho khoảng từ 1 mét trở lên, nền trải một lớp vôi bột, để tồn trữ chờ giâm hom. Sử dụng sản phẩm BTK (bã trừ kiến sinh học) diệt trừ kiến gây hại khoai.
Trước khi cắt hom để ươm giống: cần xử lý tuyến trùng gây mục đầu khoai: bằng nước nóng khoảng 54 – 55oc (nước 3 sôi, 2 lạnh), ngâm củ giống khoảng 40 phút hoặc xử lí bằng nấm tím Paecilomyces hiệu quả diệt tuyến trùng Pratylenchu.sp giảm tối đa bệnh mục đầu khoai.
Cắt mặt khoai : Củ có trọng lượng >=1 kg , cắt 8 – 10 mặt. Tỉ lệ 1.000 mặt khoai cần 100kg giống, cắt khoai từ cuống xuống chiều dài ¾ củ là tốt vì đoạn khoai này giữ được đặc tính cây mẹ , có thể cắt khoanh vẫn được. Dao cắt phải bén, cắt cho phẳng không trầy xướt. Chấm mặt cắt vào tro bếp hoặc vôi bột, để ráo mặt 5 phút rồi đem đi ủ vào tro trấu . Lưu ý: sử dụng tro trấu cũ, chất một lớp tro trấu thì một lớp khoai, chất 3-4 lớp (tro+khoai) rồi tủ giữ ẩm. Kiểm tra giữ độ ẩm giúp khoai dễ nẩy mầm. Sau khi ủ được 14 - 18 ngày là có thể đem trồng, mỗi mặt khoai có từ 2-4 mầm, chọn mầm mạnh nhất đem đi trồng các mầm khác loại bỏ.
3.Chuẩn bị đất trồng:
Đất trồng khoai mỡ chọn đất sét pha, đất thịt. . . đất có độ tơi xốp; đất có kết cấu bời rời nghèo dinh dưỡng sẽ cho năng suất thấp.
3.1. Đất mới: Vào đầu mùa khô tiến hành lên liếp cao 20 - 40cm, kết hợp bón đất bằng RVAC SỐ 1 để hạ phèn.
3.2. Đất cũ: Cày xới lại cho tơi xốp, dọn sạch cỏ dại trên liếp, xung quanh bờ, gia cố nâng lại cao trình các chổ thấp, kết hợp bón đất bằng RVAC SỐ 1 để hạ phèn.
Mật độ và khoảng cách: Thông thường một hecta đất tự nhiên trồng được 20.000- 25.000 mặt khoai.
- Đất mới trồng cây cách cây: 50 x 50cm.
- Đất cũ cây cách cây: 50 x 60cm.
- Khoai giống ủ: 12-15 ngày vận chuyển ra liếp trồng tránh gãy mầm, dùng dao khoét lỗ sâu 2-3 cm đặt mầm khoai xuống dưới, sau đó phủ đất nhẹ 1cm, rồi phủ rơm rạ, cỏ khô… giữ ẩm.
4.Bón phân:
Lượng phân bón cho một công đất trồng (1.000 m2) trồng 2.000-2.500 mặt khoai như sau :
Bón lót: trước trồng 1-3 ngày: bón 50-100 kg RVAC SỐ 1 + 100kg phân hữu cơ cá RVAC CROWPLANT hay phân hữu cơ vi sinh MICROFER 201.
Chăm sóc 7 ngày sau khi trồng (NSKT ): phun, tưới gốc bằng 25ml RVAC FOFER-PT, hoặc 100-180ml RVAC FOFER-909/20 lít nước.
Bón thúc:
- Bón thúc lần1: 20-25 NSKT.
10 kg ure + 5 kg RVAC NPK 20-20-15
- Bón thúc lần 2: 40-42 NSKT.
10 kg ure + 10 kg RVAC NPK 20-20-15
- Bón thúc lần 3: 70-75 NSKT.
30 kg RVAC NPK 17-17-17
5.Chăm sóc:
- Cần tưới nước giữ ẩm sau khi bón phân.
- Bón phân rãi theo liếp, hoăc theo hốc trồng, hốc tưới nước... Vào giai đoạn 85 NSKT, 95 NSKT, 105 NSKT có thể sử dụng phân bón lá chứa Kali để khoai dễ tạo củ lớn như: RVAC NPK 7-5-44 liều 60 gam/bình 20 lít.
- Trước khi thu hoạch 5 ngày nên tưới nước ẩm để đất mềm dễ thu hoạch.
6.Thu hoạch:
Khoai mỡ trồng làm thực phẩm thu hoạch sau 4 - 4,5 tháng. Khoai làm giống thu hoạch sau 5-6 tháng trồng./.